Vì sao Tử Cấm Thành có tới 9.999 phòng mà không có một nhà vệ sinh? Họ giải quyết “nhu cầu” ở đâu?

Trung Quốc là một đất nước có nền văn hoá và lịch sử lâu đời. Đất nước này nổi tiếng với những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với những công trình kiến trúc độc đáo. Trong đó, Tử Cấm Thành chính là di sản đại diện cho một thời kỳ phong kiến hoàng kim. Nhưng nhiều người thắc mắc, tại sao Tử Cấm Thành có tới 9.999 phòng mà đặc biệt lại không có một nhà vệ sinh?

Đôi nét về Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung, là hệ thống các cung điện nằm tại Đông Thành thủ đô Bắc Kinh, được xây dựng từ năm 1406 đến 1420. Cố Cung có bề dày lịch sử lên đến hơn 500 năm, trải dài qua 2 triều đại Minh và Thanh.

Không chỉ là nơi ở của hoàng thất phong kiến, nơi đây còn lưu giữ những câu chuyện lịch sử cùng với hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật và những hiện vật quý giá. Năm 1987, Cố Cung đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới, đồng thời còn là Quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung

Vì sao Tử Cấm Thành có rất nhiều phòng mà không có một nhà vệ sinh?

Tử Cấm Thành là một phức hợp cung điện rộng lớn bậc nhất thế giới, nơi sinh sống của các vua chúa nhà Minh, nhà Thanh cùng hàng vạn thái giám, cung nữ cũng như kẻ hầu người hạ. Hàng trăm, hàng nghìn con người cùng chung sống, nhưng lại không có một cái nhà vệ sinh nào, vậy thì họ phải giải quyết nhu cầu mỗi ngày như thế nào? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng rất nhiều người không biết.

Thời xưa, hoàng gia, quý tộc có yêu cầu rất cao về mọi thứ, đặc biệt là mùi hôi. Sở dĩ không bố trí nhà vệ sinh bên trong cung điện chính là để tránh mùi hôi thối. Đương nhiên, trong nơi tôn nghiêm của giới quý tộc không thể đặt những thứ bẩn thỉu như vậy.

Trên thực tế, Cách hoàng đế và các phi tần tự giải quyết vệ sinh của mình bằng cách sai thái giám hoặc cung nữ đi lấy một vật gọi là “thùng vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh xong, thái giám hoặc cung nữ, người phục vụ sẽ làm nhiệm vụ bưng đi đổ. Trong Tử Cấm Thành, có hẳn một bộ phận thái giám hoặc cung nữ riêng chuyên phụ trách đổ chất dơ trong thùng vệ sinh và sau đó tẩy rửa thùng.

“Thùng vệ sinh” này được làm bằng gỗ đàn hương, bên trong nó còn chứa tro gỗ đàn hương. Khi chất thải rơi xuống, tro gỗ sẽ bám dính vào bề mặt và giúp ngăn mùi hôi phát tán. Tất nhiên là tro gỗ đàn hương không thể cản hết toàn bộ mùi nên thái giám sẽ cho thêm vào đó một ít cánh hoa và hương liệu để át mùi.

Trong Tử Cấm Thành, có một bộ phận riêng chuyên phụ trách đổ chất dơ trong thùng vệ sinh và sau đó tẩy rửa thùng.

Trong Tử Cấm Thành, có một bộ phận riêng chuyên phụ trách đổ chất dơ trong thùng vệ sinh và sau đó tẩy rửa thùng.

Ngoài ra, vào các ngày 4, 14, 24 hàng tháng, đây chính là thời điểm được quy định việc dọn dẹp trong hoàng cung. Những chất thải của từng phòng được thu gom sẽ được mang ra bên ngoài hoàng cung để xử lý, vì thế mùi hôi khó có thể phát tán.

Nếu nhìn kỹ, quan sát kỹ trong Tử Cấm Thành, ngoài những nhà vệ sinh được xây dựng mãi sau này để phục vụ mục đích du lịch, thì trên thực tế còn có 3 nhà vệ sinh cũ khác. Ba nhà vệ sinh này đều được xây dựng vào thời Càn Long và chỉ được xây dựng dành riêng cho một người. Người đặc biệt này là mẹ của Càn Long. Nguyên nhân Càn Long cho xây rất nhiều nhà vệ sinh cho Thái hậu để chứng tỏ lòng hiếu thảo, bởi vì thân thể của Thái hậu những năm cuối đời không được tốt lắm.

Nguồn tham khảo : https://phunutoday.vn/vi-sao-tu-cam-thanh-co-toi-9999-phong-ma-khong-co-mot-nha-ve-sinh-ho-giai-quyet-nhu-cau-o-dau-d415668.html

Tin Nóng

Đặc sản xưa bỗng nổi như cồn, giá đắt đỏ gây sốt, ai cũng muốn thử

Miền Tây sông nước nổi tiếng với nhiều đặc sản hấp dẫn lòng người. Ngoài …

Trả lời