Muốn được người khác kính nể đi đến đâu cũng nên nhớ: “3 không cười, 3 không ca, 3 không cãi”

Dưới đây là những điều cổ nhân dạy cách đối nhân xử thế đúng đắn, ai làm được thì đi dâu cũng được kính nể.

“3 không cười” – cho thấy mình là người thông minh

1. Thấy người có hoàn cảnh khó khăn không cười 

Chẳng ai muốn nghèo khổ, khốn khó mãi cả. Ai cũng có hoàn cảnh và nỗi niềm riêng, bản thân mình dư giả hơn, không giúp được họ thì cũng chớ chê cười.

Nên nhớ “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”, cẩn thận kẻo nhận lại “trái đắng” mà mình đã gieo. Sống hòa nhã, sẻ chia và đồng cảm với những mảnh đời khốn khổ mới là người đáng được nể trọng.

Hành động này không chỉ thể hiện được tấm lòng nhân hậu mà còn cho thấy sự thông minh, khéo léo của con người.

2. Thấy người ngốc nghếch không cười chê

Kiến thức trên thế gian này vô biên, như sa mạc rộng lớn vậy. Còn chúng ta thì chỉ là những hạt cát nhỏ bé, hiểu biết có giới hạn.

Đừng vì thấy người khác không biết một lĩnh vực nào đó mà đã vội cười chê họ. Những kiến thức bạn nắm rõ không nhất thiết người khác cũng phải tường tận.

Nếu bạn cứ mãi chế nhạo “tại sao con cá không biết leo cây” thì e rằng chính bạn mới là kẻ ngốc nghếch, thiếu hiểu biết.

Người thông minh chẳng ai hành xử như vậy cả. Cùng nâng đỡ nhau, san sẻ kiến thức, như vậy có phải là tốt hơn không?

3. Thấy người không có địa vị không cười nhạo

Nếu bạn thành công hơn người, có tiếng nó và địa vị trong xã hội thì hãy tự hào về điều đó. Có những thành tích vượt bậc thì tự tin cũng là điều dễ hiểu, nhưng chớ nên kiêu căng, coi thường người khác.

Thông minh, tài giỏi mà biết đối đãi hòa nhã, giúp đỡ người khác thì bạn chắc chắn sẽ nhận được sự kính nể của mọi người. Những thành tích khi đó mới thực sự đáng quý, đáng để khoe.

Đừng bỏ lỡ: Nguyên tắc đối nhân xử thế của người xưa.

Muốn được người khác kính nể đi đến đâu cũng nên nhớ: “3 không cười, 3 không ca, 3 không cãi”. (Ảnh minh họa)

Muốn được người khác kính nể đi đến đâu cũng nên nhớ: “3 không cười, 3 không ca, 3 không cãi”. (Ảnh minh họa)

“3 không ca” –  cho thấy mình là người biết nhẫn nại

1. Khi nghèo không kêu ca

Đã nghèo rồi mà lại còn suốt ngày ca thán thì lấy đâu ra thời gian và tinh thần để kiếm tiền.

Kêu ca, than thân trách phận cũng không thể giúp ta giàu lên được, người khác muốn giúp đỡ cũng cảm thấy ái ngại.

Kêu ca nghèo khổ, chỉ khiến giá trị bản thân mình bị hạ thấp mà thôi. Người không ưa ta sẽ được dịp chê cười, coi thường.

Vậy nên, hãy cố gắng làm việc, âm thầm hành động và để thành công lên tiếng. Người biết nỗ lực sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

2. Khi khổ không ca thán

Ai trong cuộc sống cũng có nỗi khổ riêng, chỉ là họ chọn cách im lặng và âm thầm vượt qua. Bạn cứ mãi kêu ca về nỗi khổ của mình thì càng làm người khác thêm khó chịu, không muốn ở bên bạn nữa.

Đụng tí là than, thì quả thực người đó rất thiếu bản lĩnh. Trải qua mùa đông lạnh giá sẽ đến được mùa xuân ấm áp, không có đắng cay thì làm sao biết quý trọng ngọt ngào.

Đừng coi nỗi khổ là sự ám ảnh, hãy coi đó là động lực để mình vươn xa, vươn cao hơn. Những người dù có khổ sở tột cùng nhưng không kêu mệt mới là những người thực sự hiểu được cuộc sống.

3. Khi mệt mỏi không kêu

Kêu ca khi mệt mỏi thì ai cũng làm được, nhưng mệt mà không kêu thì đó mới là người đáng được kính nể. Ở đời không có con trâu chết vì mệt, chỉ có con lợn chết vì lười.

Trâu làm việc rất mệt, nhưng luôn được người nông dân coi như bảo bối.

Còn lợn suốt ngày chỉ ăn với nằm, đến khi béo mầm lên thì bị mang đi thịt. Vậy thà chịu khổ một chút mà được mọi người coi trọng, như vậy cũng xứng đáng.

“3 không cãi” –  cho thấy mình là người biết điều

1. Khi nghèo khó không cãi

Hạnh phúc của một gia đình bị chi phối, quyết định rất nhiều bởi kinh tế. Vợ chồng, anh em cãi nhau nhiều nhất là khi thiếu tiền hoặc tranh chấp về lợi ích. Càng cãi nhau thì lại càng tan cửa, nát nhà.

Khi vợ chồng, anh em biết đoàn kết, bảo ban nhau thì khó khăn sẽ sớm qua đi. Đầu óc không vướng bận những chuyện vặt vãnh, mâu thuẫn hàng ngày thì mới có thể tập trung làm việc kiếm tiền.

Cách duy nhất để thoát nghèo là chăm chỉ làm việc chứ không phải trách móc nhau.

2. Không cãi khi mất bình tĩnh

Khi mất bình tĩnh, ta không kiểm soát được lời nói của mình, rất dễ làm tổn thương đối phương.

Bởi vậy mới nói “cả giận mất khôn”, khi bực tức là lúc đầu óc không tỉnh táo, nói những điều không nên nói, khi bình tĩnh lại thì hối hận cũng đã không kịp.

Chúng ta có 2 năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng. Lúc đang nóng giận thì tốt nhất nên im lặng, không tranh cãi để không gây hại đến ai.

3. Không cãi khi buồn phiền

Tâm trạng đã không tốt, lại còn cãi vã với người khác thì chỉ khiến bản thân thêm mệt mỏi, u uất. Học cách khống chế cảm xúc, lời ăn tiếng nói của mình luôn tốt hơn bất cứ điều gì.

Nhẫn nhịn một chút, nghĩ thoáng ra, bạn sẽ thấy cuộc đời này không tệ như mình vẫn nghĩ. Khi mệt mỏi qua đi, cầu vồng xuất hiện, hạnh phúc sẽ lại ngập tràn.

Trên đây là lời cổ nhân dạy cách đối nhân xử thế đúng đắn. Dù lời nhắc nhở đã cũ nhưng vẫn còn nguyên giá trị đến bây giờ. Khi bạn làm được những điều này, ắt thấy cuộc sống hanh thông hơn gấp nhiều lần!

Nguồn tham khảo : https://phunutoday.vn/muon-duoc-nguoi-khac-kinh-ne-di-den-dau-cung-nen-nho-3-khong-cuoi-3-khong-ca-3-khong-cai-d416575.html

Tin Nóng

Chữa lành “đứa trẻ nội tâm” bên trong tâm hồn bạn…

Thừa nhận sự tồn tại của đứa trẻ bên trong bạn Bước đầu tiên để …

Trả lời